Tháng 2/2024, cuộc phỏng vấn hiếm hoi kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ:
Tucker Carlson: Liệu Nga có đưa quân tới Ba Lan hay không, thưa ông ?
Tổng thống Vladimir Putin: “Chỉ trong trường hợp duy nhất là Nga bị tấn công từ Ba Lan. Tại sao ư? Bởi vì chúng tôi không quan tâm đến Ba Lan, Latvia hay bất cứ thành viên NATO nào khác”.
Vậy liệu Nga có tham vọng lãnh thổ ở toàn khu vực hay không, thưa ông ?
Putin: “Tất nhiên là không”.
Đó là những câu trả lời từ người đàn ông quyền lực nhất điện Kremlin trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson.
Đã có nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh cuộc phỏng vấn rằng: Phải chăng ông Putin đang e ngại phương Tây, đặc biệt là Ba Lan ?
Và quốc gia ở lục địa già là Ba Lan, liệu có đủ tiềm lực để khiến xứ sở bạch dương thực sự phải dè chừng ?
Nội dung bài viết
I. Cuộc phỏng vấn của ông Putin
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, người đứng đầu điện Kremlin cho rằng các nước phương Tây “đang tìm cách đe dọa chính người dân của họ về ảnh hưởng từ Nga”. Điều này nhằm thuyết phục người dân chi nhiều tiền hơn nữa để làm suy yếu xứ sở bạch dương ở Ukraine hay bất cứ đâu.
Cũng trong cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với cựu dẫn chương trình của Fox News TV, ông Putin cũng kêu gọi Mỹ cùng phương Tây “đàm phán và đi đến thỏa thuận” để chấm dứt xung đột.
“Đàm phán với Nga không phải tốt hơn sao? Hãy đạt được một thỏa thuận. Hãy bắt đầu tôn trọng đất nước chúng tôi, cũng như các lợi ích của đất nước và tìm kiếm những giải pháp nhất định”, ông Putin nói.
Đây có thể coi là lời nhắn gửi trực tiếp nhất của nhà lãnh đạo Nga đến người Mỹ hay phương Tây, kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cách đây hơn hai năm theo cách gọi của ông Putin. Ngoài ra, điện Kremlin cho biết, sở dĩ Tổng thống Nga đồng ý trả lời nhà báo Carlson bởi cho rằng nhà báo này có nhìn nhận cân bằng hơn về cuộc xung đột ở Ukraine, khác với đa số cánh báo giới cũng như truyền thông phương Tây.
Ông Putin một lần nữa nhấn mạnh lý do và mục tiêu thực hiện chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, lần này ông thẳng thắn hơn về kịch bản kết thúc chiến sự không phải bằng một chiến thắng quân sự, mà bằng một thỏa thuận với phương Tây. Kiev cùng các đồng minh phương Tây hiện chưa bình luận về cuộc trả lời phỏng vấn từ phía ông Putin, song Ukraine nhiều lần khẳng định không bao giờ nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.
Qua những phát biểu đó cũng như tình hình diễn biến ngày càng phức tạp tại chiến trường Ukraine, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa xứ sở bạch dương và phương Tây đã xấu đi tới mức báo động. Những quốc gia trong NATO có biên giới gần với xứ sở bạch dương đang cảm thấy đề phòng hơn bao giờ hết. Trong đó không thể không nhắc tới Ba Lan, một đất nước có mối quan hệ không được mấy tốt đẹp với điện Kremlin.
II. Lịch sử mối quan hệ Nga – Ba Lan
Sở dĩ nhắc tới Ba Lan bởi mối quan hệ giữa Liên Xô trước kia hay Nga hiện nay với Ba Lan vốn rất nhiều thăng trầm lẫn phức tạp. Trong cuộc chiến giữa hai nước giai đoạn năm 1919-1921, Ba Lan đã chiến thắng và họ chiếm được vùng đất ngày nay là phần phía tây lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 1/9/1939, phát xít Đức cùng Liên Xô đã hợp tác tấn công Ba Lan năm 1941. Warszawa bị chiếm ngày 28/9/1939 và Ba Lan được chia thành hai vùng, vùng phía Tây thuộc quyền kiểm soát bởi người Đức, còn vùng phía Đông gồm những lãnh thổ mà Ba Lan chiếm từ Liên Xô năm 1921 được trao trả lại cho xứ sở bạch dương.
Sau thế chiến hai, phần lãnh thổ mà các nước đồng minh chia lại cho Ba Lan nhỏ hơn vùng đất vốn có của họ sau năm 1921 khoảng 77.000km2, vậy nên không lạ gì khi Ba Lan luôn thù địch với Nga. Sau năm 1991, Ba Lan tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng từ xứ sở bạch dương bằng việc gia nhập Liên minh châu u và gia nhập NATO, dẫn tới hàng loạt đối lập với Nga trong nhiều vấn đề ngoại giao nhạy cảm như vấn đề Chechnya hay những cuộc chiến giữa hai nước trong lịch sử.
Ba Lan cũng tìm cách thiết lập ngoại giao với các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ, đồng thời họ còn ủng hộ cuộc Cách mạng Cam năm 2004 ở Ukraine. Nga nhiều lần lên án Ba Lan “vô ơn bạc nghĩa”, khi quên mất Liên Xô đã từng “giải phóng Ba Lan khỏi phát xít Đức” đồng thời giúp nước này trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang từ những bước sơ khai đầu tiên.
Ngay cả khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chẳng cần phải ngại ngần gì cả, Ba Lan ngay lập tức ủng hộ Kiev đồng thời cũng là quốc gia tích cực nhất trong việc chống lại xứ sở bạch dương. Thậm chí, Tổng thống Ba Lan đã có nhiều tuyên bố rất khiêu khích, trong đó có chuyện nước này sẵn sàng cho phép Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân trên đất của họ.
III. Sức mạnh quân đội Ba Lan trong quá khứ
Vậy, Ba Lan có gì mà có thể tự tin như vậy trước siêu cường hàng đầu thế giới như vậy?
Trước tiên, hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển mà lực lượng vũ trang Ba Lan đã đạt được trong những thập niên 30-40 của thế kỷ trước. Đối với đất nước này, trong suốt lịch sử hình thành, quân đội luôn được quan tâm đầu tư và phát triển. Sau khi khôi phục nền độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Ba Lan mặc dù không thể vươn đến mức siêu cường, nhưng họ đã xây dựng được một quân đội tương đối mạnh trong khu vực.
Tính đến trước khi Thế chiến hai bùng nổ năm 1939, Ba Lan sở hữu quân đội bao gồm 24 sư đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn bộ binh miền núi, 8 lữ đoàn kỵ binh và 1 lữ đoàn thiết giáp, tổng cộng quân số lên tới hơn 1 triệu người. Ngoài ra Ba Lan còn có một hạm đội theo tiêu chuẩn của một quốc gia hạng hai khi đó, cùng một quân đoàn bảo vệ biên giới hùng mạnh.
Tuy nhiên, thật không may cho họ là tại thời điểm đó, quân đội phát xít Đức quá mạnh và kỷ luật, những binh đoàn tinh nhuệ mà Hitler cử tới như những cỗ máy chết chóc, càn quét khắp lục địa già. Những người Ba Lan đã cố gắng hết sức nhưng vì phòng tuyến quá dài và sức mạnh vượt trội về mọi mặt từ những người lính trong bộ “tử thần lịch lãm” phía bên kia chiến tuyến khiến nước này hoàn toàn sụp đổ.
Mặc dù không thể chống cự trước sức tấn công khủng khiếp từ phía quân đội Đức nhưng Ba Lan cũng khiến những binh đoàn này bị tổn thất đáng kể, thực sự là người Ba Lan đã cầm cự được tới hơn 1 tháng. Trong bối cảnh quân Đức xâm lược cả châu u như vậy, đó cũng có thể coi như một thành công lớn.
Quân đội Ba Lan hiện tại bắt đầu được cơ cấu cũng như thành lập năm 1943 tại Selets gần Ryazan thuộc Nga. Đầu tiên là 1 sư đoàn bộ binh lấy tên Kosciuszko, sau đó nâng lên quân đoàn. Tổng cộng, hai sư đoàn Ba Lan được Liên Xô thành lập và hỗ trợ trang bị vũ trang. Họ đã tham gia tích cực vào các trận chiến trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, là đội quân lớn nhất trong số các đồng minh bên phía Liên Xô ở Đông u và sau khi Tổ chức Hiệp Ước Warszawa ra đời, đây cũng là quốc gia nòng cốt trong khối.
Giai đoạn tiếp theo, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông u bắt đầu sụp đổ, Quân đội Nhân dân Ba Lan có khoảng 300 nghìn quân với 3.100 xe tăng, 3 sư đoàn không quân, lực lượng phòng không hùng hậu, được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không S-200 lẫn S-125 và một lực lượng lớn dự bị động viên. Về sức mạnh khi đó, Quân đội Ba Lan xét về mọi mặt chỉ thua kém quân đội CHDC Đức, đồng thời có thể so sánh về mặt số lượng với quân đội của các thành viên châu u thuộc NATO. Tuy nhiên từ thập niên 1990, sức mạnh Quân đội Ba Lan bắt đầu suy yếu, do cắt giảm ngân sách quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh và nguồn cung cấp vũ khí của Liên Xô đã không còn nữa.
IV. Sức mạnh quân đội ở hiện tại
Trải qua một quãng thời gian khá thăng trầm, trong những năm gần đây, Ba Lan đã có những bước nhảy đáng kinh ngạc trong lĩnh vực quốc phòng. Bình luận trên trang Geopolitical Monitor.com, học giả Julian McBride(mác brai) cho rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine đã tạo ra sự thay đổi lớn ở châu u, lục địa mà nhiều quốc gia vốn cắt giảm chi tiêu quân sự sau Chiến tranh Lạnh, nhiều chính phủ châu u tìm cách tái quân sự hóa, nhận ra rằng mối đe dọa giao tranh vẫn tồn tại trong tương lai gần. Một trong những quốc gia châu u đó là Ba Lan đang trên đà trở thành cường quốc quân sự phi hạt nhân lớn nhất và hiện đại nhất châu u.
Theo ông McBride, việc tái quân sự của Ba Lan không chỉ dựa trên vấn đề chuẩn bị cho các mối đe dọa tiềm tàng, mà còn phản ánh nhu cầu không muốn dựa vào những cam kết bảo vệ Warsaw từ các cường quốc khác trước đây.
Trong bối cảnh xứ sở bạch đương tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ba Lan đã bắt tay vào việc mua sắm lô hàng vũ khí thông thường của Mỹ lớn nhất trong lịch sử. Giai đoạn từ 2022 tới 2023, Warsaw đã ký hợp đồng mua tên lửa Patriot trị giá 4,75 tỷ USD nhằm mục đích củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này. Bên cạnh đó, nước này cũng đã ký hợp đồng mua sắm xe tăng lớn nhất từ trước đến nay với đơn đặt hàng lên tới 250 xe tăng M1 Abram từ phía Hoa Kỳ.
Khi bối cảnh địa chính trị trở nên phức tạp hơn, họ muốn tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của mình với việc tung ra một khoản lớn để mua vũ khí từ tập đoàn công nghệ quân sự khổng lồ thuộc Hàn Quốc, với 180 xe tăng K2 sẽ được chuyển giao năm 2024 lẫn 400 chiếc khác năm 2030. Thậm chí, Ba Lan cũng mua 48 máy bay tấn công hạng nhẹ FA 50, 1.400 xe chiến đấu bộ binh IFV và thêm 670 pháo tự hành K9.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan là ông Blaszczak tuyên bố nước này sẽ tăng lực lượng tại ngũ lên 400.000 quân với mức tăng ngân sách lên 3% GDP cho quốc phòng.
Tuy nhiên thực tế thì 4% là mức chi tiêu cho quốc phòng cao nhất trong toàn bộ thành viên NATO năm 2023, 4% cũng giữ vai trò như một con số cao kỷ lục trong lịch sử nước này. Cần lưu ý rằng, hồi năm 2006, các nước thành viên NATO đã nhất trí về mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng nhằm bảo bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của liên minh quân sự. Thế nhưng, theo Reuters, trong năm 2022, chỉ có 7 nước thành viên NATO, trong đó có Ba Lan, đạt mục tiêu này.
Điều quan trọng, theo CNN, là hơn 50% chi tiêu quốc phòng thời gian qua của Ba Lan được dành cho nghiên cứu, phát triển cũng như mua sắm các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới. TS Robert Czulda thuộc Quỹ Casimir Pulaski-một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận của Ba Lan-nhận định việc đẩy mạnh mua sắm quốc phòng “với quy mô chưa từng có tiền lệ” là cơ hội để Warsaw gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự. Trong khi đó, GS Jamie Shea tại Đại học Exeter thuộc Anh cho rằng, nếu tất cả kế hoạch mua sắm quốc phòng “đi đúng hướng”, Ba Lan sẽ trở thành “một siêu cường quân sự mới ở châu u”.
Đơn cử như một khi các hợp đồng mua sắm xe tăng chiến đấu chủ lực Abram của Mỹ cũng như các xe tăng do Hàn Quốc sản xuất đã nhắc ở trên được hoàn tất, cộng với nỗ lực hiện đại hóa những gì đang có, Ba Lan sẽ sở hữu số lượng xe tăng nhiều hơn cả Pháp, Đức, Italy và Anh cộng lại. Mục tiêu của hiện đại hóa quy mô lớn là trang bị cho quân đội và xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc đến mức không ai dám tấn công nước này và binh sĩ Ba Lan không bao giờ phải chiến đấu.
Chưa dừng lại ở đó, Khoản đầu tư quốc phòng hàng đầu mà Ba Lan thực hiện là mua gần 500 xe phóng pháo phản lực HIMARS, nhằm biến nó trở thành yếu tố “thay đổi cuộc chơi” đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, đặc biệt trong việc tấn công các mục tiêu chính như kho nhiên liệu, kho đạn và các trung tâm chỉ huy lẫn điều khiển. Không chỉ vậy, HIMARS cũng đã tìm ra cách để vượt qua hệ thống chống tên lửa S-400 nổi tiếng bên phía xứ sở bạch dương, do đó nó được coi là có thể mang lại lợi thế cho các thành viên NATO trong trường hợp xảy ra xung đột ở tương lai.
Quyết tâm hiện đại hóa quốc phòng của Ba Lan không chỉ bắt nguồn từ tình hình địa chính trị châu u, mà còn từ quá khứ khi Warsaw bị “phản bội” bởi các siêu cường, vốn đã “hứa” bảo vệ nước này, nhưng không bao giờ thực hiện.
Hơn nữa, về bối cảnh địa chính trị, xung đột Nga – Ukraine đã đặt Ba Lan vào thế bấp bênh, vì Ukraine không chỉ ngày càng là đồng minh thân thiết của Warsaw mà còn là vùng đệm chính có thể ngăn ngừa một cuộc tấn công khác từ phía Moskva sang Đông Âu.
Nếu chúng ta xét về vấn đề lịch sử, trong khi Tây u coi các mối đe dọa đối với Đông lẫn Trung u là tương đối nhỏ đồng thời có thể giải quyết được bằng ngoại giao, thì Ba Lan cùng các nước Baltic vẫn phải chịu đựng những “vết sẹo” của các chính sách xoa dịu kiểu “Chamberlain”, một kiểu chính sách nhượng bộ về chính trị và ngoại giao nhằm tránh xung đột xảy ra.
Ngày nay, Đông u có lẽ sẽ không mất cảnh giác, vì khả năng phòng thủ của Ba Lan cũng đóng vai trò như một lá chắn cho khu vực Baltic. Warsaw đã củng cố quan hệ với Vilnius và ủng hộ lệnh cấm quá cảnh của Litva đến Kaliningrad trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Belarus ngày càng gia tăng. Những biểu hiện quan trọng về sự ủng hộ này hoàn toàn trái ngược với một số cường quốc khác của EU, vốn chọn biện pháp xoa dịu.
Cùng với việc tăng cường năng lực để củng cố tuyến phòng thủ đến tận Baltic, Ba Lan cũng đã cho phép sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ và tìm kiếm mối quan hệ ngày càng tăng với quân đội Anh.
Ông McBride cho rằng, khi nhiều quốc gia hiện đang tìm cách củng cố quốc phòng – Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha và các nước vùng Baltic – Ba Lan đã đi đầu trong những nỗ lực này, tự coi mình là tiền tuyến phòng thủ tiên phong của châu u. Với những bi kịch mà lịch sử để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức, có vẻ như Ba Lan sẽ không mất cảnh giác một lần nữa.
Theo một số chuyên gia quân sự, sức mạnh quân đội gia tăng đáng kể đồng nghĩa với việc vị thế của Ba Lan trong NATO ngày càng được nâng cao.. Nếu như trước kia, mối quan tâm chính của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chủ yếu là khu vực Trung Đông và Afghanistan thì gần một thập niên trở lại đây, liên minh quân sự lớn nhất hành tinh đã bắt đầu chuyển trọng tâm trở lại khu vực Trung và Đông u. “Cũng vì vậy mà tầm quan trọng của Ba Lan đã tăng lên rất nhiều”.
Cùng chung quan điểm, chuyên gia Edward Arnold tại Viện Nghiên cứu quốc phòng-an ninh Hoàng gia Anh khẳng định đã có “bước chuyển đáng chú ý” về cán cân quyền lực trong NATO giữa các nước thành viên châu u. Trước kia, Anh, Đức và Pháp cùng với Mỹ được xem là bộ tứ quyết định mọi việc trong NATO. Tuy nhiên, trước việc Anh rời khỏi Liên minh châu u EU và Đức có vẻ do dự với “vai trò dẫn dắt”, Ba Lan đã nhận thấy cơ hội của mình. Nước này thường lên tiếng mạnh mẽ về các vấn đề quốc phòng-an ninh. Vì vậy, nếu nhìn nhận từ góc độ của Washington, theo chuyên gia Arnold, “Warsaw là lựa chọn phù hợp”. Tờ Politico dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc quân đội Mỹ tại châu u cũng tuyên bố Ba Lan đã trở thành “đối tác quan trọng nhất của chúng tôi ở lục địa châu Âu”.
V. Hạn chế và so sánh đôi nét với Nga
Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Ba Lan vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể, quân đội nước này vẫn phải đối diện với nhiều vấn đề như thiếu hụt kỹ thuật lẫn vũ khí tiên tiến, đặc biệt là trong việc đối phó với khả năng tấn công từ xa bên phía Nga. Ngoài ra, họ cũng phải đối mặt với những vấn đề về cơ sở hạ tầng quân sự lẫn chi phí duy trì lực lượng vũ trang, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, quân đội Nga tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển và nâng cấp vũ khí, trang bị cùng công nghệ quân sự. Nga đã thực hiện một loạt các cuộc tập trận quân sự lớn, nhằm thể hiện sức mạnh và ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới. Sự hiện đại hóa và tăng cường này đã làm tăng cường sức mạnh quân sự của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực tấn công không gian.
Mặc dù quân đội Nga có những ưu thế rõ ràng, nhưng họ cũng đối mặt với một số thách thức nội bộ bởi việc duy trì một lực lượng quân sự lớn với mức chi phí cao đồng nghĩa với áp lực tài chính lẫn kinh tế cực lớn đối với điện Kremlin, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu giảm sút lẫn hàng loạt lệnh cấm vận từ phương Tây.
Tóm lại, có thể thấy rằng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, quân sự giữa Ba Lan với Nga, việc nhận định cũng như kết luận về sức mạnh quân đội của hai quốc gia này là vô cùng quan trọng. Sự hiểu biết sâu sắc về khả năng lẫn ý đồ của mỗi bên sẽ giúp định hình chính sách quốc tế, an ninh trong khu vực châu u cũng như toàn thế giới. Mặc dù quân sự không phải là một giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề, nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và cân bằng lực lượng trên thế giới. Sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến chiến lược, hành động của họ trên trường quốc tế, có thể có tác động sâu rộng đến an ninh toàn cầu.
Dù có những mối căng thẳng lẫn xung đột trong quá khứ, nhưng cả hai quốc gia đều cần tiếp tục duy trì một mối quan hệ tương đối ổn định và có lợi cho cả hai bên. Việc tăng cường giao tiếp lẫn hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh, kinh tế hay văn hóa có thể giúp giảm bớt căng thẳng đồng thời xây dựng nền tảng cho một hòa bình bền vững.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng sự đối đầu giữa Ba Lan và Nga vẫn còn tồn tại, đồng thời có thể gia tăng trong tương lai. Vấn đề biên giới và an ninh vẫn là một điểm nóng trong quan hệ giữa hai quốc gia này, đặc biệt sau khi Ba Lan gia nhập NATO và gia tăng sự hiện diện quân sự của liên minh này ở khu vực Baltic.
Trong bối cảnh này, việc đánh giá khả năng của quân đội Ba Lan trong việc ngăn chặn hoặc đối phó với Nga là vô cùng quan trọng. Mặc dù Ba Lan có một quân đội nhỏ hơn và kỹ thuật ít phát triển hơn so với Nga, nhưng sự hợp tác, hỗ trợ từ phía NATO có thể giúp củng cố sức mạnh và tăng cường khả năng phản ứng của quân đội Ba Lan trong trường hợp xảy ra xung đột.
Vậy theo bạn, tiềm lực của Ba Lan liệu đã đủ để khiến xứ sở bạch dương phải e sợ, hãy cùng để lại ý kiến bên dưới phần bình luận. Đừng quên bấm chia sẻ, đăng ký kênh để đón chờ những sản phẩm tiếp theo từ KTQS.